Bí Quyết Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Người Ít Vận Động
Chúng ta có muôn vàn lý do đưa ra để né tránh việc tập thể dục chính là sự bận rộn của công việc và quỹ thời gian eo hẹp. Thế nhưng, đằng sau sự biện minh ấy khiến cơ thể ngày càng bị tổn thương và xuất hiện nhiều bệnh hơn.
Có một thực tế rằng, con người sinh ra là để vận động”. Khi chúng ta vận động sẽ kích thích máu lưu thông, bơm nhiều hơn đến các cơ quan, làm tăng quá trình trao đổi chất, xương khớp được củng cố, tăng độ đàn hồi cơ bắp, đào thải độc tố.
Tất cả đều được đồng bộ hóa khi chúng ta vận động và chỉ khi ta vận động thì những lợi ích đó mới được phát huy.
Những nguyên nhân khiến lười vận động
Đối với dân văn phòng, khi ngồi làm việc 8 tiếng mỗi ngày, không chỉ khiến mắt bị đau mỏi mà còn làm cho những cơ quan khác trên cơ thể cũng bị căng thẳng, quá tải. Với lý do ngại đứng lên đi lại, vận động nhẹ, hoặc tâm lý ráng ngồi thêm chút nữa khiến cho bạn ngày càng trở nên lười vận động hơn.
Với thời đại 4.0, từ người già đến trẻ con ai cũng có thể sử dụng điện thoại thông minh, việc ngồi lướt điện thoại liên tục nhiều giờ liền để xem phim, nghe nhạc cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến con người trở nên lười vận động.
Chúng ta không có thời gian biểu cụ thể cho sức khỏe của chính mình. Giới trẻ thường có suy nghĩ ỷ lại vào sức đề kháng tốt, cơ thể dẻo dai nên ít gặp các vấn đề về sức khỏe. Người lớn tuổi một xí thì lại cho mình già, tay chân yếu khó vận động.
Những tác hại của việc ít vận động
Đau mỏi xương khớp: Ngồi nhiều, không vận động khiến máu khó lưu thông, làm tăng áp lực lên đĩa đệm ở vùng thắt lưng. Sự đè nén này có thể dẫn đến thoái hóa đĩa đệm, một thủ phạm phổ biến đằng sau cơn đau lưng.
Tăng nguy cơ phát triển ung thư: Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì thói quen ngồi nhiều dễ hình thành bệnh ung thư. Khi ngồi quá lâu trước máy tính, tivi bạn sẽ có xu hướng sử dụng thêm nước ngọt, đồ ăn vặt,... khiến cơ thể tăng cân, béo phì.
Khi mức độ chất béo trong cơ thể cao hơn mức bình thường có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Gia tăng stress: ngồi nhiều, ít vận động khiến tinh thần trở nên mệt mỏi, khi đó cơ thể sẽ tiết ra endorphins làm tinh thần bị suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, các bệnh lý khác.
Các cách tăng cường sức khỏe cho người ít vận động
Hãy lắng nghe cơ thể mình lên tiếng và chủ động bảo vệ sức khỏe bằng các cách dưới đây nhé!
Massage
Đây là liệu pháp hoàn hảo cho những ai ít vận động, quá bận rộn với công việc. Chỉ cần dành 90 phút sau giờ làm để đến spa thư giãn, dường như mọi mệt mọi đều nhanh chóng biến mất, mang đến sức khỏe tràn đầy, tinh thần tươi tắn.
Với nguyên lý, sử dụng các động tác xoa bóp, vỗ, ấn, day,... tác động sâu vào từng điểm huyệt trên cơ thể giúp kích thích lưu thông máu, giải phóng sự căng thẳng, giảm căng cơ,.... Đồng thời sự thư thái, nhẹ nhàng trong không gian spa khiến bạn được thư giãn tuyệt đối, giảm bớt đau đầu, khó ngủ.
Ăn uống điều độ, thường xuyên vận động và kết hợp cùng liệu pháp massage bạn sẽ thấy sức khỏe ngày càng ổn định hơn, tỉnh táo làm việc, sáng tạo nhiều hơn và sống tích cực hơn.
Vận động nhẹ tại chỗ
Nếu bạn tính chất công việc của bạn phải ngồi máy tính nhiều, thì cũng nên dành 5-10 phút để giải lao, đi lại. Bạn có thể đi rót nước, đi ra ngoài để hít thở không khí hoặc lại nói chuyện tán gẫu với đồng nghiệp.
Cứ sau 1 tiếng ngồi làm việc thì bạn nên đứng dậy để vận động xương khớp và thư giãn đôi mắt. Đây cũng là cách giúp bạn bớt được những căng thẳng, lấy lại tinh thần thoải mái hơn.
Lên kế hoạch tập luyện
Hãy lên cho mình một kế hoạch tập luyện trong tuần. Đó có thể đạp xe, chạy bộ, chơi cầu lông,... vào những buổi sáng hoặc chiều tối khi bạn không vướng bận công việc.
Chỉ cần dành 30 phút cho buổi tập luyện là bạn đã cho cơ thể được vận động, khí huyết lưu thông.
Bổ sung những thực phẩm giàu canxi
Ít vận động ảnh hưởng rất lớn đến xương khớp, bên cạnh tập luyện thì bạn cần phải bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu canxi cho cơ thể.
Canxi là thành phần tạo nên xương nên bạn có thể ăn cá, tôm, rau bina, uống sữa,.... Protein lại là chất giúp hình thành nên dây chằng, xương, cơ bắp có nhiều trong thịt gà, trứng.